Thay vì cáu gắt, bực tức mỗi khi bị stress bạn hãy hãy thử học cách đối diện và “sống chung với lũ”, bạn sẽ thấy stress không đáng sợ như bạn nghĩ.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây nên stress của mình. Theo các nhà khoa học, dấu hiệu của stress không chỉ giới hạn ở các biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng về tâm lý mà còn tác động đồng bộ về thể chất, thần kinh và chất lượng các mối quan hệ xã hội. Cụ thể là kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên. Nguy hiểm hơn, việc tìm đến rượu, thuốc, hoặc những biểu hiện bất thường khác cũng là những dấu hiệu của stress. Thêm nữa, stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.
Vậy làm thế nào để đối phó và vượt qua stress ?
Đọc sách giúp bạn tránh được những cảm xúc thái quá
Thật sự vậy, điều bạn cần làm là hãy bình tâm và đối diện với nó thay vì làm rối tung vấn đề hoặc tìm cách trốn tránh bằng cách “nương nhờ” vào các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thuốc an thần,… đừng nhầm tưởng những chất này có thể giúp bạn “giải sầu”, thật ra nó chỉ làm tình trạng stress của bạn trở nên trầm trọng hơn thôi. Hãy thử tìm một môn thể thao phù hợp như khiêu vũ, bơi lội, thiền hoặc tập Yoga… nhằm tăng “sức đề kháng” cho thần kinh, tránh các phản ứng thái quá không cần thiết.
Cho bản thân cơ hội để nghỉ ngơi
Mỗi khi stress đến, hãy chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống và học cách thư giãn thay vì ca thán, than vãn. Cách đơn giản nhất là bạn hãy ngồi yên lặng, lưng thẳng và thở chậm trong vòng 5-10p rồi mát-xa khuôn mặt để kiểm soát stress và xóa bớt ưu phiền khỏi tâm trí.
>>>Xem thêm: bệnh tai biến là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh tai biến và tai biến mạch máu não
Quan tâm chia sẻ với người khác sẽ xoa dịu căng thẳng của bản thân
“Chiến lược” vượt qua stress không quá gian nan như bạn nghĩ: chỉ đơn giản là ngủ đủ giờ, dành một ít thời gian để đi bộ thư giãn và thay vì tập trung vào sự căng thẳng, mệt mỏi của bản thân thì bạn nên hướng sự quan tâm đến người khác bằng cách giúp đỡ hoặc quan tâm mọi người.
Stress làm tăng trí nhớ, khi stress trong thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng. Stress khiến cơ thể sản sinh ra nhiều glucose lên não, tạo thêm nhiều năng lượng cho các nơ-ron. Điều này giúp sự phát triển trí nhớ và phục hồi trí nhớ.
Vì vậy hãy luôn nghĩ theo hướng tích cực và tìm cách đối phó với stress thay vì để mình “ngập lụt” trong mớ suy nghĩ tiêu cực của bản thân. Bên cạnh những tips đã được chia sẻ ở trên thì bạn đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là vitamin và khoáng chất, kết hợp tinh chất nhâm sâm để cơ thể tràn đầy năng lượng mỗi ngày nhé!
Nguồn: nangluong24h