Phản ứng với stress của cơ thể

Hậu quả của việc tiếp xúc với stress đã gây chấn thương tình cảm mà y học gọi là “Phản ứng với stress”. Đó là một số chứng bệnh thần kinh gây ra bởi sự tiếp xúc với các stress trong môi trường xung quanh.

Nguyên nhân gây stress là do tiếp xúc với một stress quá lớn trong môi trường. Nhưng không phải người nào cũng đều có phản ứng bằng một hội chứng stress sau chấn thương, mà có thể nhiều yếu tố khác nữa phối hợp gây ra tình trạng bệnh lý.

Đặc điểm cơ bản là sự chịu đựng chấn thương. Điều này có thể diễn ra dưới dạng trỗi dậy từng lúc, người bệnh không tự kìm chế được những kí ức về cơn ác mộng hay trạng thái căng thẳng mà ở đó tính cường điệu hay suy diễn theo xu hướng bệnh lý phân li ý thức, khi đó người bệnh có vẻ sống lại một cách sinh động những điều gây tổn thương như là chúng vừa xảy ra trước mắt. Bệnh nhân biểu hiện tâm trạng lo âu, tăng cảm giác, đặc biệt là thính giác ( hai tai ù, cảm giác đầu ồn ào), mất ngủ kéo dài, khó tập trung chú ý hay giảm trí nhớ.


>>>Xem thêm: căng thẳng kéo dài gây tai biến mạch máu não vậy làm thế nào phòng tránh tai biến mạch máu não

Một số bệnh nhân biểu hiện trạng thái căng thẳng hoảng sợ hoặc lo âu khi các tình huống nhớ lại kí ức về sự kiện tái hiện. Tình huống ấy có thể gây ra phản ứng kịch phát của các triệu chứng cấp tính: Lúc đầu thường biểu hiện bằng một trạng thái “ngây dại” “mù mờ”, đặc trưng bởi thu hẹp ý thức và mất khả năng chú ý, mất khả năng tiếp nhận các kích thích và mất định hướng, tình cảm bất định vui buồn lẫn lộn, dễ kích thích và xung khắc với người xung quanh mà trước khi bị bệnh không có, bồn chồn, đứng ngồi không yên, run rảy, đôi khi họ bùng nổ dữ dội với thái độ hung hăng. Nhiều bệnh nhân uống rượu, hút thuốc hay các chất nghiện khác hòng làm dịu tình trạng đau khổ bên trong sự tăng hưng phấn thiếu ức chế.

Ở giai đoạn muộn hơn người bệnh than phiền về sự tê liệt phản ứng của họ đối với người, vật và các sự kiện trong thế giới quanh mình, người bệnh trở nên vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ. Họ mất sự lạc quan, thiếu tin tưởng vào người khác và chính cả bản thân mình.

Chẩn đoán xác định: dựa vào sự đánh giá cẩn thận mối quan hệ giữa:

Xem xét hoàn cảnh , tình huống sang chấn hoặc khủng hoảng đời sống. Sực hiện diện của các yếu tố này phải được xác định và có bằng chứng rõ ràng ( các rối loạn suất hiện trong vòng sáu tháng sau một sang chấn mạnh). Nếu sang chấn tương đối nhẹ thời gian dưới 3 tháng thì tuỳ theo các triệu chứng lâm sàng hiện tại để chẩn đoán.

Đánh giá hình thái, nôi dung và độ nặng nhẹ của các triệu chứng cả về tiền sử và hiên taị, tìm thấy mối liên quan với hoàn cảnh và tình huống sang chấn.

Tiên lượng và diễn tiến: Thông thường phản ứng dưới dạng cấp tính tự nhiên hết, các triệu chứng tự thoái lui trong sáu tháng.