Rối loạn cương dương là một bệnh mang tính xã hội. Bệnh tuy không gây tử vong, cũng như không cần phải xử trí cấp cứu, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống tinh thần người bệnh. Khiến họ luôn bị ám ảnh một mặc cảm bất lực, gây chán nản trong cuộc sống, trong sinh hoạt giao tiếp đời thường, trầm cảm trong suy tư.
Như thế nào được coi là rối loạn cương dương?
Rối loạn cương dương (Erectile dysfunction – E.D) là cụm từ Hội Nam học thế giới dùng để thay thế cho các từ bất lực, liệt dương, thiểu năng sinh dục nam giới… từ năm 1997. Rối loạn cương dương là một bệnh được quan tâm nghiên cứu trong chương trình bảo vệ sức khoẻ sinh sản nam giới. Hội nghị Châu Á tháng 10 năm 1997 tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã từng thảo luận chuyên đề về liệt dương; đặc biệt Hội nghị Tiết niệu Mỹ tại San Diego tháng 5 năm 2008 trong bảy ngày thì có tới bốn buổi thảo luận về rối loạn cương dương với tất cả các biện pháp điều trị tích cực.
Viện sức khỏe quốc gia Mỹ đã tổng kết rối loạn cương dương đã ảnh hưởng tới 30 triệu nam giới tại Mỹ, Tây Âu 17.5 triệu, khu vực Thái Bình Dương 10.7 triệu, vùng Đông Nam Á 190 triệu. Nhà nghiên cứu Richard và Tom Lue (Mỹ) đã tính năm 2020 toàn thế giới có 300 triệu nam giới mắc bệnh này.
Tại Việt Nam, số bệnh nhân đến bệnh viện để chữa bệnh ngày càng nhiều. Đó là chưa kể số bệnh nhân chưa biết tìm đến cơ sở nào để chữa bệnh. Ngoài ra, do tập tục của người phương Đông từ trước tới giờ luôn khắt khe về khía cạnh đạo đức. Dư luận xã hội thực sự chưa có cái nhìn thoáng và cảm thông với nhóm bệnh này. Cho nên nhiều khi, bệnh nhân thường giấu giếm tất cả với người thân, có khi cả với thầy thuốc về bệnh tật và tự mình chịu đựng, mặc cảm.
Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn cương dương?
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương. Thông thường tập trung vào 5 nguyên nhân chính: Nguyên nhân về nội tiết tố, thần kinh, tâm thần, rối loạn trên hệ thống mạch máu dương vật hay biến dạng hình thể giải phẫu dương vật.
Để giải thích cho cơ chế gây rối loạn cương dương, 3 nhà khoa học Mỹ (Robert Furchgott, Ferid Murad, Louis Ignarro) đã khám phá vai trò của NO như là một phân tử truyền tín hiệu trong hệ tuần hoàn. Khi có kích thích, hưng phấn, NO được phóng thích trực tiếp từ đầu tận cùng phó giao cảm và biểu mô mạch máu, gây giãn cơ trơn, dồn máu về vật hang, tạo nên cơ chế cương dương vật. Khi có sự hoạt động quá mạnh của enzyme có tên phosphodiesterase-5 (PDE-5) gây phân hủy các chất dãn mạch NO làm giảm dòng máu tới dương vật, khiến nam giới không thế thực hiện được hành vi của mình.
Cách khắc phục rối loạn cương dương
Để khắc phục tình trạng rối loạn cương dương, cần duy trì một lối sống khoa học.
Về mặt tâm lí: Cố gắng loại bỏ những căng thẳng, áp lực không đáng có, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tự tin. Khi bị rối loạn cương dương thì cần trao đổi thẳng thắn với bạn đời để cô ấy hiểu và thông cảm cho bạn và cùng nhau tìm cách khắc phục thay vì tạo áp lực khiến bạn thêm lo lắng.
Thể dục thể thao: Thường xuyên rèn luyện thân thể với những môn thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe bản thân.
Chế độ ăn uống: Tăng cường các thức ăn bổ dương như: thịt bò, hải sản, thịt dê, rau xanh và trái cây… Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
Dùng các thảo dược thiên nhiên hợp lý: Tập hợp các thành phần có sẵn từ thiên nhiên như: Bá bệnh, dâm dương hoắc, nhục thung dung, ba kích, nhân sâm, nhung hươu, L–Arginine (nguồn cung NO) có tác dụng hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, giảm ham muốn tình dục, liệt dương ở nam giới.