Bí quyết xua tan nỗi lo mãn dục nam.

Có khoảng 50% đàn ông ở lứa tuổi 50 bắt đầu có dấu hiệu “rõ ràng” về suy giảm tình dục (mãn dục hay tắt dục).

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như đời sống tình dục và sức khỏe của họ. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều đàn ông trẻ tuổi cũng bắt đầu xuất hiện những triệu trứng của bệnh mãn dục nam. Vậy nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?

Mãn dục nam là gì?

Mãn dục nam là hiện tượng nam giới bị suy giảm khả năng hoạt động tình dục, rối loạn cương dương (khả năng cương cứng của dương vật không được bình thường), suy giảm sinh tinh và dưỡng tinh cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần.

Nguyên nhân mãn dục nam

Có 3 nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tình dục ở nam giới là sự suy giảm của hoocmon tình dục (Testosterone ) và sự xơ vữa của mạch máu do quá trình lão hóa.

1. Suy giảm của hoocmon tình dục(Testosterone ).

Testosterone (hoóc môn hướng sinh dục) là một nội tiết tố nam, có vai trò quan trọng trong việc sản sinh tinh trùng và tạo nên sự nam tính (vóc dáng, cơ bắp, giọng nói, và cơ quan sinh dục phát triển). Ngoài ra, Testosterone còn có tác dụng đồng hóa , giúp tổng hợp đạm nên có vai trò trên sự phát triển của cơ thể đặc biệt cơ, xương. Khi đến độ tuổi trung niên, hầu như mọi đàn ông đều phải trải qua một giai đoạn mãn dục (suy giảm Testosterone)

Ngoài yếu tố lão hóa gây suy giảm lượng testosterone trong máu, các yếu tố môi trường, chế độ ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giảm testosterone .


2. Xơ vữa mạch máu

Sự lão hóa của cơ thể làm cho các mạch máu bị xơ vữa, dẫn đến giảm tuần hoàn máu. Khi mạch máu bị xơ cứng, quá trình lưu thông máu bị cản trở sẽ làm mất đi sự bơm máu vào thể hang của dương vật để tạo nên sự cương cứng. Khiến dương vật không còn khả năng cương cứng hoặc sự cương cứng bị yếu đi.

3. Một số yếu tố khác dẫn đến tình trạng mãn dục:

- Một số bệnh như đái tháo đường, suy tuyến yên, các khối u vùng tuyến yên – tinh hoàn, u tuyến thượng thận và các khối u ở các phủ tạng khác;

- Tinh thần căng thẳng, stress, lo lắng, mất ngủ, ăn uống không điều độ, lười vận động thân thể; một số thói quen xấu: nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…;

Điều trị mãn dục nam

Bệnh lý mãn dục nam những năm gần đây có độ tuổi càng lúc càng trẻ, nguyên nhân thường do cuộc sống càng ngày càng căng thẳng, làm việc nhiều, chịu nhiều stress và những cạnh tranh rất khốc liệt, cho nên cơ thể sẽ suy mòn cả tinh thần lẫn thể chất, hay nói một cách khác là hiện tượng mãn dục Nam ngày nay xuất hiện sớm hơn trước.

Bệnh nhân bị mãn dục nam phải được chữa trị ngay từ giai đoạn sớm, khi những triệu chứng bệnh lý nêu trên chỉ mới chớm xuất hiện. Cách điều trị then chốt là bổ sung lại lượng testosterone bị suy giảm và phòng tránh sự xơ vữa động mạch.

- Chống xơ vữa động mạch : Ngay từ khi còn trẻ, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng.

- Tránh xa rượu, thuốc lá… các chất kích thích này sẽ khiến đời sống tình dục ngắn và yếu hơn .

- Xem lại chế độ sinh hoạt: tâm lý bất ổn cũng là vấn đề quan trọng khiến phái mạnh giảm ham muốn. Những người luôn lo âu, căng thẳng sẽ khiến điểm hưng phấn về tình dục trong hệ thần kinh bị rối loạn, dần dần sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Những người thường xuyên lo nghĩ tới việc làm thế nào để mạnh mẽ hơn khi yêu; hay lo lắng tới việc không biết đối tác có thỏa mãn hay không… cũng sẽ khiến cho niềm vui chăn gối biến thành sự miễn cưỡng…


Kết luận 

Giảm ham muốn tình dục không thể tránh khỏi khi chúng ta có tuổi, nhưng không phải không có đối sách chống lại nó. Ngoài việc duy trì cuộc sống lành mạnh, khoa học, giảm căng thẳng, lo âu, để giúp “cậu nhỏ” mạnh mẽ hơn, các cặp vợ chồng nên thường xuyên sinh hoạt tình dục, vì theo nhiều nghiên cứu, nếu mỗi tuần các cặp vợ chồng “giao ban” 2 – 3 lần sẽ giúp họ trẻ lâu hơn, hạnh phúc hơn.

Mặt khác, những người bị suy giảm ham muốn tình dục nên sử dụng các chế phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên giúp các quý ông sản sinh hormon Testosteron nam giới một cách tự nhiên, từ đó hạn chế quá trình mãn dục nam, giảm lão hoá, duy trì tuổi xuân và phong độ cho nam giới, duy trì hạnh phúc trong gia đình cũng như sự thành công ngoài xã hội. Các chế phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như : Korean Red Ginseng (Root), Catuaba 4:1 extract (Bark),Saw Plametto(Bery),Muira Puama 4:1 extract (Bark),Hawthorn (Berry),Cuscuta 4:1 extract (Seed), Gingko Biloba (leaf), Epimedium Sagittatum 4:1 extract (leaf), Tribulus terrestris (Vine), Bioperine

Phụ nữ béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần


Phụ nữ trên tuổi 40 bị thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường.

Đây là kết quả từ nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và thoái hóa khớp gối ở nữ trên 40 tuổi, được công bố trong hội nghị khoa học về cơ xương khớp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM vừa qua.
hinh-Tin-tuc-JEX-7013-1408839189.jpg
Khớp gối dễ bị thoái hóa vì phải chịu thêm sức nặng gấp 3 lần với mỗi đơn vị trọng lượng cơ thể tăng lên.
Nghiên cứu thực hiện trên 296 bệnh nhân đến khám tại khoa điều trị Đau - Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Kết quả cho thấy, chỉ số khối cơ thể (BMI) càng cao càng có nguy cơ thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân do khớp gối là một trong những khớp chính của cơ thể, nên khi cơ thể quá nặng sẽ đặt lên khớp sức nặng quá tải, theo thời gian sẽ làm biến đổi thoái hóa ở khớp.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới trước đó cũng chỉ ra, nếu giảm 5 kg trong 10 năm thì nguy cơ thoái hóa khớp gối sẽ giảm 50% và khi cơ thể tăng trọng thêm một đơn vị trọng lượng thì mỗi gối phải chịu thêm 2-3 lần trọng lượng đó.
Khảo sát cũng cho thấy thoái hóa khớp gối ở nữ trên 40 tuổi có liên quan chặt chẽ đến nghề nghiệp, đái tháo đường và loãng xương. Theo đó, những nghề thường xuyên mang vác nặng, hay quỳ, ngồi xổm… làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp 3 lần so với những nghề không sử dụng khớp gối. Bên cạnh đó, người bị loãng xương hay đái tháo đường có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gần 2 lần so với người khỏe mạnh.
Thoái hóa khớp gối thường gặp nhất là ở nữ. Thống kê cho thấy, có đến 80% người bị thoái hóa khớp gối là nữ trên 50 tuổi. Đa số bệnh nhân đến khám khi đã bị thoái hóa cả hai khớp gối, với những biểu hiện như lạo xạo khớp khi cử động, cứng khớp vào sáng sớm, vận động tương đối khó khăn, đau khớp gối nhiều và vừa, cơn đau giảm khi nghỉ ngơi và tăng dần khi bệnh tiến triển.
Thoái hóa khớp là bệnh lý tổn thương toàn bộ khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu. Tình trạng thoái hóa xảy ra khi không có sự cân bằng giữa lực cơ học tác động lên khớp và khả năng chịu đựng của sụn khớp. Vì vậy, bệnh thường gặp ở các khớp lớn chịu sức nặng của cơ thể như khớp háng, khớp gối...
 
Ngọc Nguyễn
(Nguồn VnExpress)

Nhận diện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp


Cảm giác đau nhức đi kèm với sưng, cứng khớp là nỗi ám ảnh đối với các bệnh nhân thoái hóa khớp khi thời tiết thay đổi. Thoái hóa càng nặng, cơn đau càng khủng khiếp khiến người bệnh vận động vô cùng khó khăn.

Trong số hơn 800 câu hỏi được gửi đến chương trình tư vấn “Chăm sóc khớp khi chuyển mùa"VnExpress đang triển khai, có hơn 40% độc giả băn khoăn về các triệu chứng thường gặp liên quan đến bệnh thoái hóa khớp.
khop-5223-1408763555.jpg
Đối với khớp gối, cơn đau thường tăng lên dữ dội khi đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang...
Chia sẻ nỗi lo của mình tới chương trình, anh Nguyễn Văn Thành ở TP Vinh,  Nghệ An cho biết: “Sắp bước sang tuổi 40, các khớp gối của tôi bắt đầu có hiện tượng đau nhói, khớp kêu nghe lạo xạo. Tôi đi chụp Xquang thì được bác sĩ chẩn đoán là thoái hóa khớp gối. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi xem có giải pháp nào để điều trị và hạn chế những cơn đau”.
Bác Lê Thị Hoàng Cúc (55 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) gửi thư về chương trình cũng bày tỏ nỗi lo lắng về bệnh của mình sau nhiều năm chịu đựng những cơn đau. Bác cho hay: “Tôi bị cứng các ngón tay, đặc biệt ngón cái bàn tay trái rất đau, cử động nghe lục khục. Ngón tay áp út bàn tay phải đôi khi không tự duỗi ra được, đặc biệt buổi sáng khi ngủ dậy… Ngoài ra tôi còn bị thoái hóa 2 đốt sống cổ…”. 
kho1-5490-1408763555.jpg
JEX chứa UC-II có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp, đây là yếu tố quan trọng trong việc phòng và điều trị thoái hóa khớp.
GS. BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam chia sẻ, thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất, với tỷ lệ hơn 50% người nằm trong độ tuổi trên 35 tuổi mắc phải. Khớp bị thoái hóa là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Sụn là phần bao bọc các đầu xương, đóng vai trò làm trơn tru khớp và giảm tải khi vận động. Khi tuổi tác tăng lên, thường là trên 40 tuổi, phần sụn khớp sẽ bị lão hóa, mất khả năng đàn hồi, làm cho phần đầu xương mòn, mỏng và đau khi vận động. Vì không có những triệu chứng toàn thân cho nên bệnh thoái hóa khớp rất ít khi nhầm lẫn với bệnh viêm khớp khác. Bệnh khởi phát từ từ, ban đầu có dấu hiệu cứng khớp song hiếm khi kéo dài quá 15 phút. Sau đó xuất hiện đau khớp, tăng lên khi vận động kéo dài và giảm khi nghỉ ngơi.
Từ các triệu chứng của người bệnh, GS Ân khuyên: "Khi có các dấu hiệu thoái hóa khớp, bệnh nhân nên đi khám ở các chuyên khoa Cơ xương khớp. Không nên thấy khớp kém linh hoạt mà không dám vận động, khiến khớp ngày càng cứng hơn. Nên tập các động tác luyện khớp nhẹ nhàng, khoảng 10-15 phút mỗi lần và tránh chơi các môn thể thao mạnh”.
Nhiều câu hỏi của độc giả trẻ cho thấy, thoái hóa khớp đang ngày càng trẻ hóa bởi không ít người bệnh mắc phải khi chưa đến tuổi 30. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết bệnh khớp đang có xu hướng tăng lên và trẻ hóa trong những năm gần đây do các yếu tố môi trường, thời tiết thất thường, chấn thương… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nhiều câu hỏi gửi đến chương trình đã gióng lên hồi chuông báo động về việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau dẫn đến nhiều biến chứng đáng lo ngại đối với bệnh nhân thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp…  TS.BS Đặng Hồng Hoa – Trưởng khoa Cơ Xương khớp, Bệnh viện E đã chỉ ra, dùng những thuốc giảm đau vài ngày có khi sẽ đỡ nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và có thể gây tác dụng phụ lên nhiều cơ quan trên cơ thể nếu dùng lâu dài.
“Khi nhận thấy những cảm giác bất thường ở khớp, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được khám và có hướng điều trị bệnh cụ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống thoái hóa khớp hay các chế phẩm giúp chăm sóc và bảo vệ sụn khớp như UC-II. Đồng thời, việc điều trị thoái hóa khớp phải được thực hiện sớm và tích cực để tránh tổn thương, biến dạng khớp và gây tàn phế”, TS Hoa nhấn mạnh.