Bí ẩn đứng sau stress là gì ?

Nói đến căng thẳng hay stress chắc hẳn ai cũng biết, Hiên nay những người bị căng thẳng ngày càng nhiều kéo theo những sản phẩm có khả năng “giảm stress” hiệu quả cũng tăng theo với những lời chào mời hấp dẫn. Vậy cuối cùng, “căng thẳng” thực sự có ý nghĩa gì? Mọi người đã có nghĩ và hiểu sai về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị stress hay không ?

Stress đôi khi lại là một động lực khiến ta phát triển hơn

Những lo lắng trăn trở trước kì thi giúp ta ôn thi, nghiên cứu và tập trung ôn thi kĩ hơn, hay căng thẳng sẽ giúp ta có một mong muốn thành công nhất định trong làm việc. Nhưng sự căng thẳng thật sự có phải là nguồn động lực tốt?



Andrew Bernstrein, tác giả của “The Myth of Stress” (Những điều khó tin về Stress), giải thích cho Tâm lí học ngày nay rằng sự kích thích và những yếu tố tác động(như là đặt ra mục tiêu, hoặc đưa ra các dự án mới) sẽ thực sự là những điều thúc đẩy chúng ta đến mục tiêu tốt. Ông cho rằng, căng thẳng chỉ đơn giản là vòng xoáy của cảm xúc tiêu cực trên sự kích thích và các yếu tố tham gia.

Một vài đồ uống có thể giúp bạn xả stress

Bạn có thể quyết định uống một vài li rượu sau một ngày căng thẳng. Theo một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology and Metabolism, rượu thực sự kích thích các tế bào thần kinh trong việc tiết ra nhiều hormone stress cortisol. Và thêm vào đó, rượu và sự căng thẳng được cho là có thể là “bữa ăn” của nhau – chúng ta tìm đến rượu khi muốn giảm stress, và ngược lại, stress cũng giúp làm giảm những tác động độc hại của rượu, theo một nghiên cứu của Đại học Chicago.

Những triệu chứng

Căng thẳng luôn có một vài biểu hiện khá khó chịu, như mất ngủ và tăng cân… Nhưng nếu chỉ vì bạn không trải qua những triệu chứng này, không có nghĩa là bạn không bị căng thẳng. Trong thực tế, căng thẳng mãn tính được cho là có liên quan đến sự phát triển của một số kết quả sức khỏe tiêu cực, bao gồm cả bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, stress cũng có thể dẫn đến tăng mức cholesterol và bệnh tiểu đường, mặc dù bên ngoài, chúng ta đều không nhận ra bất kì triệu chứng nào cả.



“Đó là những kẻ giết người thầm lặng. Nếu bạn không có triệu chứng căng thẳng kinh niên, không có nghĩa là bộ não của bạn khỏe mạnh và căng thẳng không gây ra các bệnh khác”, Tiến sĩ Kathleen Hall, một chuyên gia về căng thẳng và là người sáng lập của Living Network, đã phát biểu.

Căng thẳng sẽ khiến bạn bị loét dạ dày?

Trái ngược với những điều thông thường ta được nghe nói, đa số trường hợp loét dạ dày không bị gây ra bởi sự căng thẳng, mà là do vi khuẩn dạ dày phổ biến H.Pylori, loại vi khuẩn gây viêm ở vùng bụng và ruột.

Mặc dù căng thẳng có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, góp phần làm suy giảm khả năng tiêu hóa, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính gây ra các vết viêm loét ở dạ dày của bạn.

Không thể tránh sự căng thẳng

Mặc dù nhiều người tin rằng, cảm giác căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Thật ra, nếu không có thể ngăn chặn những tình huống căng thẳng xảy ra, chúng ta có thể kiểm soát các phản ứng của mình đối với sự căng thẳng.

Nuôi trồng đã được chứng minh là có khả năng giúp con người giảm bớt các phản ứng căng thẳng và làm giảm đi mức độ của hormone stress cortisol. Hãy đối phó với căng thẳng đúng cách, bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Những sự kiện tiêu cực gây ra sự căng thẳng

Những sự kiện tiêu cực dẫn đến những suy nghĩ căng thẳng – còn những sự kiện vui vẻ, tích cực thì sao? Đây không phải là do sự kiện, hoặc ý nghĩ của bạn, mà là những phản ứng cảm xúc của bạn mới chính là nguyên nhân của sự căng thẳng. Bất cứ điều gì phá vỡ thói quen của bạn và gây ra những cảm xúc mạnh, tiêu cực hay tích cực, đều có thể dẫn đến sự căng thẳng.

Các triệu chứng căng thẳng đều giống nhau trong chúng ta

Cũng như có vô số những yếu tố có thể góp phần làm căng thẳng, điều này còn được thể hiện trong một loại các triệu chứng về thể chất và tâm lí. Tất cả mọi người đều có những biểu hiện về căng thẳng khác nhau.

Bạn có thể thấy bạn tiêu hóa kém trong giai đoạn căng thẳng cao, trong khi những người khác thì không cảm thấy bất kì biểu hiện thể chất gì, nhưng có thể, họ sẽ bị ảnh hưởng từ sự thiếu tập trung hoặc trầm cảm nhẹ.

Stress là một yếu tố của sự thành công

Ngày nay, chúng ta sống trong một nền văn hòa mà công ty là đầu nguồn liên kết các sự căng thẳng cao độ với năng suất làm việc hiệu quả. Vì vậy, có ý kiến đã cho rằng, sự thành công chính là công sức của sự căng thẳng. Nhưng thật ra, “Stress không giúp bạn có giá trị hơn, địa vị cao hơn. Làm việc quá nhiều, căng thẳng cao độ chắc chắn không thể mang đến cho bạn một cuộc sống vui khỏe”.

Theo yan.vn